Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là các thông tin thường được hỏi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm.

FAQ

Khái niệm

Theo GS1, Mã vạch là các ký hiệu có thể được quét điện tử bằng công nghệ laser hoặc hình ảnh. Chúng được sử dụng để mã hóa thông tin như số nhận dạng chính (tên sản phẩm, lô hàng, vị trí) và các thuộc tính chính (số sê-ri, số lô, ngày) thông qua cú pháp riêng.

Mã vạch đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, cho phép các bên như nhà bán lẻ, nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và bệnh viện tự động xác định và theo dõi chủ thể khi chúng di chuyển qua chuỗi cung ứng.

Nguyên lý hoạt động

Trình tự mã hóa và giải mã của mã vạch có thể được mô tả qua những bước đơn giản như sau:

  • Các thông tin cần lưu trữ sẽ được mã hóa thành các họa tiết vạch ngang và dọc tạo thành mã vạch.
  • Khi cần truy xuất thông tin, thiết bị quét mã vạch sẽ đọc và giải mã lại thông tin từ mã vạch.
  • Thông tin được giải mã sẽ được truyền đến hệ thống máy tính để xử lý, lưu trữ hoặc hiển thị.

Có một lưu ý rằng: Khi sử dụng mã vạch, cần đảm bảo tính tương phản giữa 2 thành phần sáng màu (trắng) và tối màu (đen) vì trong quá trình quét mã vạch, máy quét sẽ chiếu một chùm sáng vào mã vạch và nhận ánh sáng phản xạ về cho quá trình giải mã sau đó.

Mã vạch 1D

Mã vạch 1D (hay còn gọi là mã vạch dạng sọc) chứa thông tin theo chiều ngang và được sử dụng phổ biến nhất. Đây là loại mã vạch truyền thống và đơn giản. Các dãy sọc màu đen và trắng trên mã vạch 1D biểu thị các con số và ký tự thông qua mã hóa. Mã vạch 1D thường được sử dụng để mã hóa thông tin như mã sản phẩm, giá cả, và các thông tin cơ bản khác.

Các loại barcode 1D phổ biến bao gồm:

  • UPC (Universal Product Code): Được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ trên toàn thế giới
  • EAN (European Article Numbering): Sử dụng phổ biến tại châu Âu và các nước khác trên thế giới.
  • Code 39: Một loại mã vạch dạng ASCII, hỗ trợ nhiều ký tự và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp.
  • Code 128: Một loại mã vạch dạng bảng mã, cho phép mã hóa nhiều ký tự và biểu đồ.
  • Codabar: Sử dụng phổ biến trong ngành vận chuyển và logistics.
blog_barcode_application_barcode_1D_types

Mã vạch 2D

Mã vạch 2D (hay còn gọi là mã vạch dạng ma trận) chứa thông tin theo cả hai chiều ngang và dọc. Loại mã vạch này có dung lượng lưu trữ thông tin lớn hơn so với mã vạch 1D và được sử dụng ngày càng phổ biến. Mã vạch 2D thường chứa các hình vuông, chấm, và các mẫu hình khác để mã hóa thông tin.Các loại barcode 2D phổ biến nhất bao gồm:

  • Mã QR (Quick Response): Loại barcode 2D phổ biến nhất, chứa nhiều thông tin hơn barcode 1D. Mã QR thường được sử dụng trong quảng cáo, thanh toán di động, và theo dõi sản phẩm.
  • Mã Data Matrix: Loại barcode 2D được sử dụng trong ngành công nghiệp, chứa dung lượng lưu trữ cao và khả năng chống hư hỏng.
  • Aztec Code: một hệ thống mã vạch hai chiều được thiết kế để chứa dữ liệu một cách hiệu quả trong không gian nhỏ
barcode_application_barcode_2D

So sánh giữa mã vạch 1D và 2D

Bảng dưới đây sẽ so sánh sự tương quan giữa 2 loại mã vạch 1D và 2D:

 Tiêu chí  Mã vạch 1D  Mã vạch 2D
Nguyên lý Sử dụng các vạch ngang Sử dụng các vạch ngang và dọc
Lượng thông tin Lưu trữ ít thông tin (~20 ký tự) Lưu trữ nhiều thông tin (hàng nghìn kí tự)
Khả năng mã hóa Chỉ mã hóa số và một số ký tự Có thể mã hóa số, ký tự, hình ảnh và nhiều định dạng dữ liệu khác
Tỉ lệ chấp nhận lỗi Thấp, dễ bị hỏng khi bị vấy bẩn hoặc hư hỏng Cao, có thể chịu được hư hỏng 30% mã vạch vẫn có thể đọc được
Tốc độ quét Nhanh Chậm hơn
Kích thước Nhỏ hơn Lớn hơn
Ứng dụng Sản phẩm bán lẻ, logistics, vận chuyển Logistics, Y tế, công nghiệp, điện tử, sản xuất, thương mại điện tử, công nghệ thông tin
Ví dụ tiêu chuẩn UPC, EAN, Code 39, Code 128, Codabar QR Code, Data Matrix, Aztec Code

Tóm lại, mã vạch 2D có nhiều ưu điểm hơn so với mã vạch 1D như khả năng lưu trữ thông tin lớn hơn, khả năng chịu lỗi tốt hơn và có thể mã hóa nhiều loại thông tin khác nhau. Tuy nhiên, mã vạch 1D vẫn được sử dụng rộng rãi do tốc độ quét nhanh và kích thước nhỏ gọn.

Việc lựa chọn loại mã vạch phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và ứng dụng cụ thể của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng kết hợp cả 2 loại mã vạch này để phù hợp với nhiều mục đích khác nhau.

Quý khách có thể liên hệ Ricoh IMS Việt Nam để được tư vấn tổng thể giải pháp mã vạch nhanh chóng và đáng tin cậy.

Mã vạch có ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về cách mã vạch được sử dụng trong các ngành:

Ngành sản xuất

  • Theo dõi sản phẩm, linh kiện trong quy trình sản xuất: Gắn trên từng sản phẩm, linh kiện để quản lý tiến độ và truy xuất nguồn gốc.
  • Tích hợp với hệ thống quản lý sản xuất: Đồng bộ với phần mềm quản lý sản xuất, giúp cải thiện hiệu quả sản xuất.
  • Cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm sai sót: Rút ngắn thời gian xử lý, tra cứu và tăng năng suất sản xuất đồng thời gia tăng mức độ chính xác

Ngành điện, điện tử

  • Quản lý tài sản, theo dõi vòng đời sản phẩm: Mã vạch được sử dụng để quản lý, theo dõi tình trạng và vòng đời của các tài sản, thiết bị.
  • Tăng tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc: Thông tin giải mã từ mã vạch giúp xác định và tra cứu thông tin nhanh chóng, rõ ràng.
  • Đóng vai trò tiên quyết trong tiến trình lắp đặt tự động từ nhận diện, xác định vị trí và ghi nhận thông tin

Ngành y tế

  • Theo dõi hồ sơ bệnh án, quản lý dược phẩm: Mã vạch được gắn trên hồ sơ bệnh án, toa thuốc, túi máu… giúp theo dõi và quản lý thông tin bệnh nhân, tình trạng dược phẩm.
  • Kiểm soát nguồn cung và phân phối trang thiết bị y tế: Mã vạch được sử dụng để quản lý tồn kho và theo dõi sự di chuyển của các trang thiết bị y tế.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn bệnh nhân: Việc ứng dụng mã vạch giúp giảm thiểu sai sót, nâng cao độ chính xác và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế.

Ngành chế biến thực phẩm

  • Truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng: Thông tin về sản phẩm luôn có thể được truy xuất lại nhờ vào mã vạch
  • Giám sát vận chuyển và giảm thiểu sai sót cho Doanh nghiệp
  • Dễ dàng nắm bắt thông tin về thành phần dinh dưỡng, khuyến nghị và xuất xứ đối với khách hàng
Ngành vận chuyển và logistics
  • Quản lý lô hàng, theo dõi lộ trình vận chuyển: Mã vạch trên nhãn dán, vận đơn giúp theo dõi trạng thái và lộ trình vận chuyển.
  • Tích hợp với hệ thống quản lý chuỗi cung ứng: Thông tin trong mã vạch được chia sẻ với các đơn vị trong chuỗi cung ứng, giúp tăng tính minh bạch và hiệu quả.
  • Giảm sai sót và tăng tính minh bạch trong vận chuyển: Giảm thiểu các vấn đề như giao hàng sai địa chỉ, nhầm hàng đồng thời khách hàng có thể tự giám sát quá trình giao hàng
Ngành bán lẻ và siêu thị
  • Quản lý tồn kho và thông tin sản phẩm: Quản lý số lượng hàng hóa, theo dõi nguồn gốc và vị trí sản phẩm trong kho
  • Thanh toán tự động tại quầy thu ngân: Tăng tốc quá trình thanh toán, giảm thiểu sai sót hoặc thanh toán tự động
  • Tích hợp với hệ thống quản lý bán hàng: Thông tin mã vạch được đồng bộ với phần mềm quản lý bán hàng, giúp theo dõi dữ liệu bán hàng một cách chính xác
  • Chi phí đầu tư ban đầu: Để triển khai hệ thống mã vạch, người dùng cần đầu tư vào thiết bị đọc mã vạch, máy in mã vạch, tem nhãn và phần mềm quản lý. Chi phí này có thể là một rào cản cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân muốn áp dụng mã vạch vào hoạt động của mình.
  • An ninh và bảo mật dữ liệu: Tuy rằng việc triển khai hệ thống mã vạch mang lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, việc xử lý và lưu trữ dữ liệu sản phẩm và thông tin khách hàng nên được đặt trong trạng thái chủ động và ưu tiên.
  • Độ phức tạp của quá trình triển khai: Triển khai hệ thống mã vạch đòi hỏi kiến thức và kỹ năng kỹ thuật để cài đặt và cấu hình thiết bị đọc mã vạch, thiết kế và in tem nhãn, cũng như cài đặt phần mềm quản lý. Điều này có thể gây khó khăn cho những người không có kinh nghiệm hoặc không có sự hỗ trợ từ các chuyên gia.
  • Độ bền của mã vạch: Mã vạch có thể bị mờ, phai màu hoặc bị xóa dần theo thời gian. Nếu mã vạch không còn đọc được, việc truy xuất thông tin hoặc xác định nguồn gốc của sản phẩm sẽ gặp khó khăn. Điều này đòi hỏi ngoài sự đồng bộ khi triển khai hệ thống mã vạch, tem nhãn cũng cần đảm bảo chất lượng và phù hợp
  • Hạn chế trong môi trường làm việc: Trong môi trường có nhiệt độ cao, độ ẩm cao, bụi bặm hoặc các điều kiện làm việc khắc nghiệt, mã vạch có thể bị hư hỏng hoặc không đọc được đúng. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ngành công nghiệp như sản xuất, nông nghiệp hoặc y tế.
QR-CODE là gì?

Mã QR (Quick Response – Phản hồi nhanh) là loại mã vạch hai chiều, dạng ma trận, được phát minh năm 1994 bởi công ty Denso Wave, Nhật bản. Mã có hình vuông, bao gồm một mô hình điểm ảnh màu đen và trắng cho phép mã hóa lên đến 7,089 ký tự.

Mã QR là một công cụ mang dữ liệu, ở đó dữ liệu được mã hóa theo một quy tắc nhất định dưới dạng ma trận. Mã QR được tạo thành từ các module và có 40 phiên bản mã QR. Phiên bản 1 có 21 mô-đun và số lượng mô-đun tăng khi phiên bản tăng. Phiên bản 40 có 177 mô-đun.

Các điện thoại thông minh và máy tính bảng ngày nay có thể quét và giải mã mã QR với tốc độ cực nhanh.

Để giải mã mã QR không cần gì hơn điện thoại di động hoặc máy tính bảng và trình đọc mã QR được cài đặt trên thiết bị đó. Những trình đọc mã QR này có sẵn và có thể tải xuống từ tất cả các Cửa hàng ứng dụng. Bạn có thểTìm trên kho ứng dụng iTunes hay Android Market từ khóa “QR scanner” để tải ứng dụng quét QR Code cho iPhone hay smartphone dùng Android. Để quét Mã, chỉ cần khởi chạy ứng dụng và chờ cho đến khi máy ảnh tự động phát hiện nó. Trong vài giây, nội dung được mã hoá được hiển thị trên màn hình. Để đánh giá cho chất lượng của ứng dụng, bạn có thể tham khảo xếp hạng đánh giá trung bình trong Cửa hàng ứng dụng.

Do việc sử dụng rộng rãi điện thoại thông minh, mã QR được sử dụng cho mục đích tiếp thị di động ngày nay. Các nhà tiếp thị có thể tận dụng lợi ích từ mã QR bằng cách gắn thêm nội dung kỹ thuật số như trang web, video, tệp PDF, Gallery ảnh hoặc bất cứ loại nội dung kỹ thuật số nào vào mã QR và sử dụng mã QR đó trên các phương tiện truyền thông in ấn như tờ rơi, áp phích, catalog… Một số nội dung thậm chí không yêu cầu kết nối Internet trên điện thoại được sử dụng để quét mã QR. Ví dụ như thông tin liên lạc các nhân trên Business Card, lịch sự kiện, kết nối WiFi hoặc các ký tự cơ bản…

Có rất nhiều phần mềm tạo mã QR Code miễn phí trên mạng. Truy cập website qrcode-solution.com, bạn có thể dễ dàng tạo mã QR Code chỉ với 4 bước đơn giản:

(1) chọn loại nội dung cho mã QR của bạn;

(2) nhập nội dung theo form mẫu;

(3) tùy chỉnh thiết kế để có một mã QR đẹp ấn tượng;

(4) tải mã QR xuống và sử dụng.

Với QR Code-marketing.vn, QR Code có thể được tạo ra chỉ với ba bước đơn giản. Lúc đầu, hãy chọn chức năng cho Mã QR của bạn. Thứ hai, nhập nội dung mà bạn muốn cung cấp cho khách hàng của mình và thiết kế lại nó một cách độc đáo bằng cách điều chỉnh màu sắc và tải lên một biểu tượng logo vào nó. Nếu bạn đã hoàn thành các bước trên, mã QR của bản đã hoạt động và tải nó xuống.

QR mã động có thể được chỉnh sửa ngay cả sau khi chúng đã được in. Điều này có nghĩa là bạn có thể thay đổi cả chức năng và nội dung của một QR QR động bất cứ lúc nào và thường xuyên như bạn muốn. Mã động sử dụng đường link URL ngắn để chuyển hướng người dùng đến trang đích mong muốn của bạn. Điều này cho phép thu thập số liệu thống kê về các số quét, địa điểm và ngày / thời gian, và hệ điều hành được sử dụng. Mã QR tĩnh không thể chỉnh sửa được sau khi đã in và không thu thập được bất kỳ thống kê quét nào.

Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo AI, nòng cốt là công nghệ máy học, cho ra những phân tích có cơ sở và tối ưu không gian lưu trữ. Ngành quản lý kho năm 2024 dự kiến sẽ trải qua những thay đổi mạnh mẽ về nhiều mặt. Dưới đây là Bốn xu hướng tiềm năng trong năm 2024 dưới góc nhìn và nghiên cứu của Ricoh.

Xu hướng quản lý kho 2024Xu hướng quản lý kho 2024 theo Ricoh Vietnam

Quản lý hàng tồn kho hay quản lý kho hàng là tập hợp các công việc liên quan đến các công tác tổ chức, quản lý, sắp xếp, bảo quản hàng hóa trong kho. Hàng hóa có thể là nguyên liệu thô,  hàng hóa phục vụ cho quá trình sản xuất, hàng thành phẩm…. Quản lý hàng tồn kho là một công việc quan trọng trong phải luôn thực hiện liên tục và xuyên suốt trong quá trình hàng hóa lưu trữ trong kho. Đọc thêm nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn về quy trình và các lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý kho.

Hệ thống quản lý kho là gì?

Theo Wikipedia, hệ thống quản lý kho là là một phần mềm ứng dụng được thiết kế để hỗ trợ việc quản lý kho hàng của doanh nghiệp nhằm thực hiện các chức năng kiểm soát và theo dõi các chuyển giao và lưu trữ các nguồn lực sẵn có.

Hệ thống quản lý kho (WMS) ra đời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quát về tình hình và hoạt động của kho hàng theo thời gian thực; kiểm soát nhân viên kho; hỗ trợ việc lập kế hoạch hàng ngày cho nhà quản trị

Dưới đây là sơ đồ mô tả cơ bản của quy trình quản lý kho. Quy trình này gồm 5 giai đoạn: Nhập kho – Lưu kho – Xuất kho  – Lấy hàng – Vận chuyển.

Sơ đô mô hình quản lý khoSơ đồ Các khâu quản lý kho cơ bản

Trong mỗi quy trình, tùy vào nhu cầu và mức độ đầu tư của từng doanh nghiệp, công nghệ mã vạch hoặc RFID được áp dụng giúp gia tăng sự chính xác, nhanh chóng và hiệu quả vận hành.

Hầu hết các doanh nghiệp khi lựa chọn áp dụng hoặc thay đổi hệ thống quản lý kho thường nhắm đến hai mục tiêu chính là tối ưu hóa quy trình vận hành và tiết kiệm chi phí.

Thật vậy, khá dễ dàng để nhận thấy được 5 lợi ích mà hệ thống quản lý kho mang lại giúp doanh nghiệp hiện thực hóa hai mục tiêu ấy gồm:

  • Tối ưu hoá quy trình: Hợp lý hóa quy trình nhập và xuất kho theo thời gian thực, tự động hóa các quy trình thủ công như theo dõi và ghi nhãn hàng tồn kho. Bố trí, phân luồng và quản kho theo nguyên tắc FIFO, LIFO hoặc FEFO một cách dễ dàng
  • Giảm thiểu chi phí: Giảm thiểu chi phí nhân công nhờ giảm thời gian tìm kiếm sản phẩm. Tối đa hoá hiệu quả sử dụng không gian kho, nhờ tối ưu hoá và hợp lý hoá việc lưu trữ hàng hoá.
  • Tối ưu hoá chuỗi cung ứng: Cải thiện hiệu suất và khả năng hiển thị của hàng hoá trong kho giúp tối ưu hoá chuỗi cung ứng, cải tiến quy trình. Nhờ khả năng truy xuất thông tin theo thời gian thực, việc ra quyết định trở nên dễ dàng, nhanh và chính xác hơn.
  • Gia tăng khả năng hiển thị hàng hoá: Nhờ áp dụng giải pháp mã vạch hoặc RFID, mỗi hàng hoá đều được định danh và theo dõi xuyên suốt theo thời gian thực. Từ đó, giúp đảm bảo tồn kho an toàn.
  • Cải tiến việc quản lý nhân sự: Dễ dàng tiên đoán việc sử dụng nhân sự và thiết lập KPIs. Việc sắp xếp và tối ưu hoá nhân sự, sắp xếp ca làm trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.

Tương ứng với 5 giai đoạn trong quy trình vận hành quản lý kho Ricoh đã nêu ở trên, các chỉ số đo lường tính hiệu quả có thể phần chia như sau:
Một hệ thống quản lý kho hiệu quả là khi tất cả các chỉ số đo lường về hoạt động của kho đạt mức tối ưu.

Vậy các chỉ số đo lường quản lý kho bao gồm những chỉ số gì? Cách tính toán các chỉ số đó?

Nhập kho

Các chỉ số Cách tính
Thời gian xử lý = thời gian tồn kho hiệu lực + thời gian để nhập tồn kho vào hệ thống + thời gian chuẩn bị hàng để lưu trữ
Độ chính xác =(Số lượng tồn kho thực tế) / (Số lượng tồn kho dự kiến) * 100%
Chu kỳ đặt hàng = (thời gian khách hàng nhận được đơn đặt hàng – thời gian khách hàng đặt hàng) / # tổng số đơn đặt hàng đã giao

Tồn kho

Chỉ số Cách tính
Thời gian lưu trữ = tổng thời gian để lưu giữ hàng đã nhận
Tồn kho không thể bán = (lượng hàng tồn kho không bán được trong kỳ / tổng lượng tồn kho trong kỳ) x 100
Tỷ lệ hết hàng = (# số mã hết hàng/ # số mã đã vận chuyển) x 100
Hao hụt hàng tồn kho = giá trị tồn kho cuối kỳ – giá trị hàng tồn kho (đã đếm vật lý)
Độ chính xác của tồn kho có sẵn = (# số mã đã đếm mà khớp với bản ghi / # số mã đã đếm) x 100
Tỷ lệ lấp đầy = [(# tổng số mặt hàng – # tổng số đã giao) / # tổng số mặt hàng] x 100
Tồn kho trung bình = (giá trị tồn kho đầu kỳ + giá trị tồn kho cuối kỳ) / 2
Độ thất thoát hàng = (Số lượng tồn kho mất mát hoặc hỏng) / (Tổng số lượng nhập kho) * 100%

= (Số lượng tồn kho mất mát hoặc hỏng) / (Số lượng tồn kho đầu kỳ) * 100%

Chi phí luân chuyển tồn kho = [(phí dịch vụ+ phí rủi ro + chi phí vốn + chi phí lưu trữ) / tổng giá trị tồn kho] x 100
% sử dụng trên mỗi mét vuông trong nhà xưởng = tổng mét vuông sử dụng   / tổng diện tích nhà xưởng (% sử dụng kệ)

Xuất kho

Các chỉ số Cách tính
Tỷ lệ đơn hàng hoàn hảo = [(# đơn hàng được giao đúng hạn / # tổng đơn hàng) x (# đơn hàng đã hoàn thành / # tổng đơn hàng) x (# đơn hàng không bị hư hại / # tổng đơn hàng) x (# đơn hàng với đúng chứng từ đi kèm / # tổng đơn hàng)] x 100
Tổng thời gian để giao hàng = thời gian xử lý đơn hàng + thời gian sản xuất + thời gian giao hàng

Hiệu quả

Các chỉ số Cách tính
%Biên lợi nhuận ròng =[(Tổng doanh thu – Chi phí hàng bán) / Tổng doanh thu] x 100
Chi phí nhân công mỗi giờ =(mức lượng ròng hằng năm / # tuần làm việc trong năm / # giờ làm việc một tuần
Tỷ lệ doanh số bán hàng bị mất =(# số ngày hết hàng (out of stock)/ 365) x 100
Điểm hài lòng của khách hàng =(# phản hồi tích cực / # tổng phản hồi) x 100

Những ai nên thiết lập Hệ thống quản lý tồn kho? 

  1. Ngành bán lẻ: với mục tiêu tối ưu hóa quy trình Nhập hàng, Quản lý hàng tồn kho, Bán hàng; Giảm thiểu chi phí nhân sự
  2. Nhà máy sản xuất: với mục tiêu tối ưu hóa quy trình nhập, quản lý, xuất nguyên vật liệu, linh kiện, thành phẩm, bán thành phẩm & giảm thiếu chi phí nhân sự
  3. Ngành Logistics: Tối ưu hóa không gian lưu trữ, Minh bạch quy trình vận hành
  4. Ngành thương mại điện tử: Giúp tối ưu không gian lưu trữ và đảm bảo thời gian giao hàng cũng như chất lượng dịch vụ

Xuất phát từ thực tế rằng, nhu cầu đang tăng trong việc quản lý kho bãi và quản lý kinh doanh, cũng như yêu cầu về điều kiện quản lý cho từng loại mặt hàng ngày càng đa dạng. Ricoh hiểu rằng khách hàng cảm thấy khó khăn khi tìm hiểu và áp dụng giải pháp quản lý kho phù hợp với nguồn lực, tài chính và nhu cầu của Doanh nghiệp

Quản lý kho là một quy trình đòi hỏi vận hành nhịp nhàng từ tất cả các bộ phận. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình vận hành kho có rất nhiều lỗi và sự cố thường xuyên xảy ra, điển hình có thể kể đến:

  1. Dễ sai sót số lượng, mã sản phẩm nhập
  2. Mất thời gian khi kiểm tra bằng mắt thường
  3. Tình trạng “full loading” ảnh hưởng đến kế hoạch quản lý vị trí hàng hoá
  4. Mất thời gian khi tìm kiếm vị trí hàng hoá
  5. Nhân viên quá tải công việc do phải kiểm kê tồn kho thủ công thường xuyên
  6. Lãng phí giấy mực
  7. Không kiểm soát chính xác tồn kho: Như tồn kho quá nhiều; Thiếu hụt tồn kho an toàn; Không thể nhập xuất theo FIFO, …

Để giải quyết các vấn đề thường gặp này, tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến Hai giải pháp thông dụng là Mã vạch và RFID.

Vậy giữa quản lý kho theo phương pháp thủ công khác gì so với giải pháp mã vạch và RFID?

Thủ công Mã vạch RFID
  • Dễ sai sót
  • Tốn nhiều nhân công
  • Tốn nhiều thời gian vận hành
  • Khó/ không lưu trữ và liên kết dữ liệu
  • Tốn nhiều chi phí cho việc thất thoát
  • Kém hiệu quả trong quản lý và vận hành kho
  • Mỗi lần chỉ quét được 1 mã
  • Chỉ scan trong tầm nhìn
  • In được một lần, không thể sửa đổi/ bổ sung
  • Dễ bị chụp, in và quét lại
  • Giới hạn quét ~ 15m
  • Yêu cầu có sự tham gia của con người nhiều
  • Mỗi lần quét được nhiều mã
  • Quét được các sản phẩm trong thùng/ khuất tầm mắt
  • Dễ dàng cập nhật
  • Mã số nhận dạng duy nhất/ khó sao chép
  • Giới hạn quét ~ 6-30m
  • Tự động cần ít sự can thiệp của con người